Câu trả lời hay nhất:
chân lý là ?
Sản phẩm của quá trình nhận thức mà trước hết là nhận thức khoa học là tri thức. Còn mục đích trước mắt mà khoa học phải đạt được là chân lý.
Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh, đồng thời được thực tiễn thực nghiệm.
chân lý có các đặc tính cơ bản là:
1. tính khách quan; là tính chất cơ bản của chân lý, vì vậy mọi chân lý còn được gọi là chân lý khách quan. Tính khách quan của chân lý thể hiện ở chổ nội dung của nó không phụ thuộc vào con người và loài người, mà chỉ phụ thuộc vào khách thể mà nó phản ánh. Thừa nhận chân lý khách quan cũng có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và sự phản ảnh thế giới vào trong bộ óc của con người, nghĩa là thừa nhận chủ nghĩa duy vật, cho dù hình thức tồn tại của chân lý là chủ quan.
2. tính cụ thể: cũng là tính chất cơ bản của chân lý, vì vậy mọi chân lý còn được gọi là là chân lý cụ thể. Tính cụ thẻ của chân lý thể hiện ở chỗ khách quan mà chân lý phản ánh bao giờ cũng thuộc về 1 lĩnh vực cụ thẻ, đang tồn tại ttrong 1 điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, vì vậy chân lý ohải phản ánh những điều kiện, quan hệ cụ thể đó của khách thể vào trong nội dung của chính mình. Tính cụ thể của chân lý và quan điểm lịch sử - cụ thể có liện hệ mật thiết với nhau. Đó là "linh hồn sống động" của thiết học Mác.
3. tính quá trình (tính tương đối và tính tuyệt đối) cũng là tính chất cơ bản của chân lý, vì vậy mọi chân lý đều là quá trình. T1inh quá trình của chân lý thể hiện ở mối liên hệ biện chứng giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối; nó phản ánh tính vô tận của quá trình nhận thức của con người.
- chân lý tương đối là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, cần phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình phát triển tiếp theo.
- chân lý tuyệt đối là tri thức hoàn toàn đầy đủ, hoàn chỉnh về thế giới khách quan.
tiêu chuẩn của chân lý:
- tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức mà con người nhận thức được ở 1 giai đoạn hoạt động thực tiễn nhất định thành chân lý tuyệt đích bất di bất dịch, mà là đòi hỏi phải tiếp tục kiểm nghiệm chúng ở một giai đoạn nhận thức tiếp theo của con người.
- việc nhận thức của chúng ta dù ở bất cứ giai đoạn, trình độ nào đều phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trrên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng việc tổng kết thực tiễn; học đi đôi với hành; Lý luận phải gắn liển với thực tiễn.
Nguồn:
sách triết học NXB đại học quốc gia TP. HCM
Xếp hạng của người hỏi