Câu trả lời hay nhất:
Vài mánh đối thoại của các nhà rân chủ?
Sau đây tôi sẽ điểm qua vài thủ đoạn đối thoại, chúng ta thường thấy trên một số diễn đàn truyền thông hải ngoại.
+Một kiểu lý luận, nếu có thể gọi là lý luận, thường được dùng nhiều nhất để hạ một đối phương của những người không có khả năng đối thoại, cộng với sự thiếu giáo dục và tâm cảnh cuồng tín của chính mình, là lý luận nhắm vào cá nhân, nghĩa là nhắm vào tác giả bài mà mình muốn chống chứ không nhắm vào những luận điểm của tác giả đó. Kiểu lý luận này, tiếng Latin gọi là “Argumentum Ad Hominem”.
Theo định nghĩa thì Argumentum Ad Hominem [to the man], là kiểu “lý luận” [sic] tấn công cá nhân chứ không phải tấn công luận điểm của cá nhân đó. Khi một người không đủ khả năng để bác bỏ lập trường của đối phương hay bảo vệ lập trường của mình với bằng chứng thuyết phục, sự kiện hay lý lẽ, thì họ thường sử dụng những thủ đoạn sau đây: gán cho đối phương một nhãn hiệu (labeling), dựng lên một người rơm (straw man) nghĩa là chụp mũ vô bằng chứng để rồi tự tay mình quật người rơm đó xuống, chửi rủa (name-calling), đưa ra những danh từ hạ cấp để mạ lỵ đối phương và biểu lộ sự giận dữ của mình [offensive remarks and anger]. Đây chính là thủ đoạn của những côn đồ văn hóa.
+Một kiểu lý luận cũng rất hay được dùng là kiểu lý luận gọi là red herring [when the arguer diverts the attention by changing the subject], nghĩa là lái sang vấn đề khác, rất lạc đề, chẳng ăn nhằm gì đến chủ đề phê bình. Thí dụ, lái một chủ đề nghiên cứu văn hóa sang một chủ đề khác chẳng liên hệ gì đến chủ đề trong bài viết mà mình muốn phê bình. Một thí dụ khác là có người hỏi một điều gì đó trong cuốn Thánh Kinh, người đối thoại không trả lời mà lại lôi cuốn rác của Đặng Văn Nhâm ra để phê bình láo lếu Phật Giáo. Hay đang nghiên cứu phê bình về Ngô Đình Diệm thì lại quay sang tố khổ đảng CS.
+Một kiểu lý luận khác là lạc dẫn dư luận dựa trên sự thiếu hiểu biết của quần chúng. Đây là kiểu lý luận argumentum ad ignorantiam, viện dẫn sự kiện mà mình là nhân chứng, hay kể một câu chuyện nào đó của chính mình, nhưng không có cách nào quần chúng có thể kiểm chứng, thí dụ như: tôi đã biết trong vụ việc sau đây ở địa phương so and so…, hoặc “nhiều người đồng ý với tôi rằng…” v…v…. Những kiểu lý luận này thường là vô giá trị vì ai cũng có thể bịa ra bất cứ chuyện nào và nhất là khi chuyện đó lại chẳng liên quan gì đến những vấn đề viết trong bài chủ..
+Kiểu lý luận thứ tư được biết là argumentum ad populum, nghĩa là lý luận nhắm vào những tình cảm phe phái, lập trường chính trị của một số người, thường là cùng phe hoặc có cùng lập trường chính trị với mình chứ không dựa trên sự kiện và lý lẽ. Thí dụ như trong vụ trương cờ vàng ở Sydney nhân ngày Giới trẻ Công Giáo họp hành theo lệnh của Benedict XVI, hè nhau tố khổ HY Phạm Minh Mẫn bất kể đến sự thật mà HY nói lên. Kiểu lý luận này cũng còn được gọi là bandwagon fallacy, nghĩa là những luận điệu trá ngụy vô căn cứ nhưng có tác dụng làm những người cùng phe mình, đầu óc cũng yếu kém như mình, hả hê.
+Kiểu lý luận thứ năm là xuyên tạc, không đếm xỉa gì đến bằng chứng, đưa ra một luận điệu để lạc dẫn dư luận. Thí dụ, khi tác giả phê bình cung cách chống Cộng của “một số” người Việt ở hải ngoại thì người phản bác lại xuyên tạc, cho rằng phê bình cả cộng đồng người Việt hải ngoại. Kiểu lý luận này gọi là half truths (suppressed evidence).
Có một câu chuyện tôi đọc được ở đâu đó trước đây: “Có một anh chàng ngoại đạo cưới được một người vợ Công giáo mà anh ta rất yêu. Một hôm, cô vợ hỏi: “Anh có tin là có Chúa Ba Ngôi không?.” Anh ta trả lời: “Em nói Chúa Ba Ngôi thì anh tin là Chúa Ba Ngôi, em nói Chúa bốn ngôi anh cũng tin là Chúa bốn ngôi, có vấn đề gì đâu?” Câu trả lời của anh ta có thể diễn giải theo nhiều cách, một là anh ta sợ vợ, hai là để làm cho vợ hài lòng, khỏi mất công tranh cãi lôi thôi, ba là trả lời cho qua chuyện, nhưng thực chất câu đó chứng tỏ là anh ta chẳng tin gì cả.
Dựa một cách rất lỏng lẻo vào câu chuyện trên thì, đối với tôi, ai bảo tôi thân Cộng hay làm tay sai cho Cộng v..v… thì tôi trả lời là “thật vậy sao? có vấn đề gì không?” Vì đối với họ có thể có vấn đề, chứ đối với tôi, tôi không thấy có vấn đề, vì tôi biết rõ là thời buổi này mà người nào còn lên án người khác là thân Cộng thì chỉ tự chứng tỏ mình là người ngu xuẩn và thiếu học vấn [theo OCRegister: ignorant and uneducated], có khi thiếu cả giáo dục.
Nguồn: